CÁC CÔNG NGHỆ IN ÁO THUN PHỔ BIẾN
Để những chiếc áo thun mang dấu ấn, thông điệp riêng thì hình in trên áo đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong bài viết này, Vải Hoàng Kim sẽ chia sẻ rõ những đặc điểm của từng công nghệ in, để bạn có thể chọn được phương pháp phù hợp nhất với thiết kế và ngân sách của bạn.
Cuối bài viết, Hoàng Kim sẽ tổng kết lại ưu và nhược điểm của tất cả các công nghệ in để bạn có thể so sánh nhé.
1. In kéo lụa
1.1. In kéo lụa thông thường
In kéo lụa là phương pháp in áo thun phổ biến nhất hiện nay. In kéo lụa hay còn gọi là in lụa, in lưới, được gọi tên theo bản lưới của khung in trước đây được làm bằng tơ lụa. Sau này, bản lưới lụa có thể thay thế bởi các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, lưới kim loại để làm.
Các mắt lưới trên bản in kéo lụa sẽ được bịt kín bởi hóa chất chuyên dùng, chỉ chừa lại phần hình in sẽ không được bịt kín. Khi quét mực lên, một phần mực sẽ đi qua lưới in, thấm xuống vải tạo ra hình in.
Với công nghệ in kéo lụa, mỗi bản in sẽ in được 1 màu. Số màu sắc trên thiết kế tương ứng với số lượng bản in. Do đó, công nghệ in này đặc biệt phù hợp với những thiết kế từ 4-5 màu trở xuống, không có độ chuyển màu (ombre, gradient).
In kéo lụa phù hợp cho đơn hàng in số lượng lớn, chi phí gia công sẽ giảm nhiều khi tăng số lượng sản phẩm. Hình in đẹp nhất khi in lên phôi áo sau khi cắt, chưa may. Màu mực in bền, màu sắc phong phú, không làm dày vải tại khu vực hình in.
Thợ in kéo mực màu đỏ lên vải
Hình in kéo lụa trên vải Cotton 100% co giãn 4 chiều
Hình in kéo lụa trên vải Cá sấu 100% Cotton
1.2. In tram (in trame, in lụa tram)
Để khắc phục nhược điểm in được ít màu của công nghệ in kéo lụa, kỹ thuật in tram ra đời. Kỹ thuật in tram tương tự như in kéo lụa, nhưng khác nhau ở bước xử lý hình thiết kế.
Hình in sẽ được xử lý thành 1 hình ảnh gồm rất nhiều điểm ảnh nhỏ khác nhau (điểm tram), những điểm ảnh này chỉ bao gồm vài màu sắc cơ bản. Khi nhìn tổng thể hình in trên áo, các điểm ảnh này hòa lại với nhau, tạo nên nguyên bức hình nhiều sắc màu.
In lụa trame lần lượt từng màu lên áo thun
Hình thành phẩm in trame gồm nhiều điểm nhỏ màu vàng, đỏ, xanh, đen
1.3. In kéo lụa nổi (In Nổi)
Giống như cái tên "In Nổi", đặc điểm của công nghệ in này là hình in nổi lên so với mặt áo. Được phát triển từ công nghệ in kéo lụa, hình in nổi cũng là những thiết kế có tông màu đơn sắc, không có hiệu ứng chuyển màu (ombre, gradient).
Trong quá trình chuẩn bị in, một số phụ gia chuyên dụng được pha thêm vào màu mực in kéo lụa. Những phụ gia này làm cho phần hình in cũng như bề mặt áo có hình in cong lên và nổi hẳn lên hơn so với phần vải trơn xung quanh. Sau khi in xong, áo sẽ được ép nhiệt để phản ứng hóa học xảy ra, làm hình in nổi.
In lụa nổi trên áo thun Cotton 100%
2. In chuyển nhiệt (Heat Transfer Printing)
In chuyển nhiệt là công nghệ in mà chúng ta in hình lên giấy in chuyển nhiệt, sau đó đặt giấy lên áo, ép nhiệt để mực in từ giấy bốc hơi, thấm vào vải.
In chuyển nhiệt phù hợp để in lên áo trắng, để màu sắc của hình in không bị thay đổi do màu có sẵn trên vải. Công nghệ in này cho ra màu trên áo nhạt hơn 1 chút so với hình in trên giấy, và màu sắc thể hiện đúng nhất khi in lên các chất liệu nhiều Polyeste như vải cá sấu lạnh, vải mè, dây đeo satin…
Hình in chuyển nhiệt trên vải cá sấu poly
3. In decal (in vinyl)
Công nghệ in decal (vinyl) đúng như tên gọi của nó, sẽ sử dụng các loại decal chuyên dùng cho áo thun để làm hình in.
Có rất nhiều loại decal dùng để ép áo, tuy nhiên, có thể dễ dàng chia thành 3 nhóm chính:
- Decal màu: dùng cho hình in có màu đơn sắc
- Decal nhiệt: gồm decal trắng có thể in hình lên, cho phép in được tất cả các hình ảnh có độ chuyển màu phức tạp.
- Decal hiệu ứng: phản quang, dạ quang, hologram, tráng gương, đổi màu...
Khi ép áo bằng công nghệ này, chúng ta cần dùng máy cắt để cắt (bế) decal theo viền hình in. Sau khi cắt xong, cần phải lột những phần decal dư, rồi mới ép lên áo.
Decal Hologram trên áo thun
4. In PET (in PET chuyển nhiệt)
PET được viết tắt từ cụm từ “Polyethylene terephthalate”, là màng nhựa được sử dụng để giữ hình in trước khi ép lên áo.
Đối với công nghệ in PET, chúng ta sẽ dùng máy chuyên dụng để in hình lên trên màng nhựa PET, phủ lên trên cùng một lớp nền trắng và keo ép áo.
Hình in trên màng nhựa PET có thể dùng để ép xuống bề mặt vải bằng máy ép nhiệt luôn, không cần phải cắt bế xung quanh hình in như công nghệ in decal.
Hình in PET trên vải áo thun Cotton 100%
So sánh các công nghệ in áo thun
Mỗi công nghệ đều phù hợp với một đặc điểm riêng về chất liệu vải, màu sắc, thiết kế của hình in… cũng như số lượng của đơn hàng. Hãy cùng Vải Hoàng Kim điểm lại các ưu và nhược điểm của những phương pháp này nhé.
Công nghệ in | Ưu điểm | Nhược điểm |
In kéo lụa |
- Phù hợp cho đơn hàng số lượng lớn (từ 10 cái trở lên) |
- Phù hợp in lên phôi vải chưa may thành phẩm |
In tram |
- Tương tự in kéo lụa |
- Xử lý hình thiết kế phức tạp, do đó chi phí cao hơn in kéo lụa thông thường |
In chuyển nhiệt |
- Giá thành rẻ |
- Chỉ in trên vải trắng |
In Decal |
- Hình in sắc nét |
- Decal làm dày bề mặt vải, bí mồ hôi khu vực hình in |
In PET |
- Hình in sắc nét |
- Hình in làm dày bề mặt vải, bí mồ hôi khu vực hình in |
Chúc các bạn chọn được công nghệ in phù hợp nhất với chiếc áo của bạn.
-----
Tại cửa hàng vải Hoàng Kim sẵn sàng nhiều loại vải đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường và khách hàng
Liên hệ Cửa hàng vải Hoàng Kim để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về nguồn cung cấp vải giá sỉ!
VẢI HOÀNG KIM
58 Phan Sào Nam, p.11, q.Tân Bình, Tp.HCM
0933 000 260 (Gọi trực tiếp hoặc Zalo)
www.vaihoangkim.com