Vải Hoàng Kim xin chào!
Vải Hoàng Kim

Công Thức Tính Giá Bán Sỉ Lẻ Quần Áo Lợi Nhuận Cao

Thứ Tư, 13/11/2024

Việc định giá bán sỉ lẻ quần áo là quá trình xác định mức giá phù hợp để bán sản phẩm thời trang, bao gồm việc tính toán chi phí gốc, nghiên cứu thị trường và áp dụng các chiến lược giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho cửa hàng. Định giá sai có thể dẫn đến nguy cơ thua lỗ hoặc không cạnh tranh được với đối thủ.

Trong bài viết này, cùng Vải Hoàng Kim sẽ khám phá ba bước chính để xác định giá bán sỉ lẻ quần áo hiệu quả, từ việc tính giá vốn, nghiên cứu thị trường, đến cách áp dụng các công thức định giá để đạt lợi nhuận cao.


Bước 1. Tính Giá Vốn/ Giá Gốc Quần Áo

Giá gốc là giá trị ban đầu của sản phẩm – được tính bao gồm toàn bộ các chi phí mua, vận chuyển, chế biến, sản xuất và các chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm.

Công thức: Giá gốc = Giá sản phẩm (chi phí nhập/xuất sản phẩm) + Các chi phí phát sinh (chi phí nhân công, đóng gói, vận chuyển…).

Giá gốc ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận khi kinh doanh thời trang. Vì thế, bạn nên chú trọng tìm nguồn hàng giá sỉ tốt cho shop.

Bước 2. Nghiên Cứu Thị Trường

Khi muốn định giá quần áo, cần biết sản phẩm của bạn hướng tới phân khúc khách hàng nào, ví dụ như:

  • Đây có phải hàng cao cấp, hướng tới khách hàng thượng lưu không?
  • Hay trang phục của bạn là hàng bình dân, hướng tới khách hàng có thu nhập trung bình – khá?
  • Hoặc trang phục bán bán giá rẻ, hướng tới sinh viên và những người lao động?
  • Từ đó tiến hành nghiên cứu cụ thể các thông tin cần thiết về khách hàng mục tiêu:
  • Hành vi tiêu dùng thường thấy?
  • Mức độ quan tâm về giá cả và chất lượng?
  • Khả năng chi trả cho việc mua quần áo?

Tổng kết những điều trên để đưa ra mức định giá phù hợp.

Bước 3. Định Giá Bán Sỉ/ Lẻ Quần Áo

Tùy theo khách hàng mục tiêu, mong muốn lợi nhuận và tình hình thực tế, mỗi cửa hàng sẽ có những cách định giá bán lẻ riêng. Dưới đây là 8 cách để đưa ra mức giá bán lẻ quần áo thường thấy:

Chọn giá bán lẻ theo chiến lược riêng cửa hàng

Công thức: Giá bán lẻ = [(Giá vốn):(100 – %markup)] x100.

Trong đó: markup là tỷ lệ % lợi nhuận trên chi phí. Thường markup sẽ giao động từ 25% – 60%, phổ biến nhất là 50%.

Giá bán lẻ MSRP phụ thuộc vào nhà cung cấp

Để tránh tình trạng bán phá giá, một số nhà cung cấp quần áo yêu cầu mức giá bán lẻ dao động trong khoảng nào đó. Dựa vào chiến lược kinh doanh cửa hàng, chọn mức giá bán lẻ phù hợp theo đề xuất của nhà cung cấp.

Giá bán lẻ cộng thêm lợi nhuận mong muốn

Công thức: Giá bán = Giá gốc + Lợi nhuận mong muốn.

Đây là chiến lược mà nhiều cửa hàng nhỏ và ít nhân viên áp dụng. Tùy theo giá vốn mà cộng mức lợi nhuận mong muốn khác nhau. Thông thường, giá vốn càng lớn thì mức lợi nhuận mong muốn càng cao.

Các Công Thức Định Giá Bán Lẻ Quần Áo
Các công thức định giá bán lẻ quần áo

Áp dụng nhiều mức giá trên một mặt hàng quần áo

Đây là chiến lược định giá bán lẻ nhằm kích cầu mua hàng từ các shop quần áo. Ví dụ, nếu mua một sản phẩm sẽ được bán với giá A, mua hai sản phẩm có mức giá B, ba sản phẩm có mức giá C. Càng mua nhiều thì giá bán trên một sản phẩm càng thấp hơn.

Mức giá chiết khấu

Áp dụng chiến lược giá bán chiết khấu giúp thu hút khách hàng nhiều hơn, thúc đẩy gia tăng doanh số. Một số hình thức chiết khấu giá bán lẻ quần áo như: theo đối tượng khách hàng, giá trị đơn hàng, mặt hàng, ngày mua hàng…

Định giá lỗ để gia tăng giá trị trung bình giao dịch mỗi đơn hàng

Cách làm này được hiểu là cửa hàng sẽ đặt giá bán lẻ của một số mặt hàng (thường là hot trend) ngang hoặc thấp hơn giá gốc để thu hút khách đến mua. Tăng một số mặt hàng khác cao hơn để bù lỗ. Khi khách thăm quan cửa hàng thường không chỉ mua hàng định giá lỗ mà còn kèm theo các sản phẩm khác, mang lại lợi nhuận cho shop.

Cách Tính Giá Bán Sỉ Lẻ Quần Áo

Mức giá cạnh tranh đánh bại đối thủ

Nghiên cứu và đưa ra giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh để thu hút khách hàng. Lưu ý không đưa ra mức giá thấp hơn quá nhiều vì điều này khiến khách hàng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm.

Mức giá cao nhưng nhấn mạnh vào chất lượng sản phẩm

Nghiên cứu đưa ra giá cao hơn so với đối thủ cạnh tranh và nhấn mạnh đến chất lượng sản phẩm. Để có thể áp dụng thành công cách này cần chú ý đến PR sản phẩm và chất lượng dịch vụ đi kèm.

*** Lưu ý: Dù là cách tính giá bán lẻ nào thì tốt nhất không nên để giá bán nhỏ hơn mức giá gốc sản phẩm, dễ gây thô lỗ.

Định giá bán sỉ quần áo

Khi vừa bán sỉ và bán lẻ, bạn cần chú ý đảm bảo hài hòa hai mức giá. Thông thường, số lượng hàng bán sỉ lớn hơn rất nhiều so với bán lẻ thế nên mức giá sỉ cho phép thấp hơn giá bán lẻ quần áo.

Tùy theo số lượng đặt hàng, phân chia mức giá chiết khấu khác nhau cho từng đối tác. Để tránh xung đột về giá cho các đối tác lấy sỉ thì bạn có thể đẩy giá bán lẻ tại cửa hàng của mình cao lên.

Công Thức Tính Sỉ Lẻ Quần Áo

Lấy ví dụ thực tế:

Bạn bán áo thun có giá gốc là 30.000 VND, lợi nhuận mong muốn hiện tại 80%. Nên giá bán lẻ áo thun: [30.000 + (30.000 X 80%)] = 54.000 VND. Giá bán sỉ sẽ được tính dựa trên số lượng đặt hàng như sau:

  • Mua 3 – 10 cái áo thun với mức lợi nhuận thu về là 70%/áo thun => giá sỉ 1 áo thun: [30.000 + (30.000 X 70%)] = 51.000 VNĐ/cái.
  • Mua 11 – 30 cái áo thun với mức lợi nhuận thu về là 60%/sản phẩm => giá sỉ 1 áo thun: [30.000 + (30.000 X 60%)] = 48.000 VNĐ/cái.
  • Mua 31 – 50 cái áo thun với mức lợi nhuận thu về là 50%/sản phẩm => giá sỉ 1 cái áo thun là: [30.000 + (30.000 X 50%)] = 45.000 VNĐ/cái

 


Việc định giá bán sỉ lẻ quần áo không chỉ đơn giản là cộng chi phí và lợi nhuận mà còn đòi hỏi sự nhạy bén trong việc hiểu thị trường, khách hàng, và tình hình kinh doanh của cửa hàng. Bằng cách áp dụng các công thức và chiến lược nêu trên, bạn có thể tối ưu hóa giá bán và tăng lợi nhuận một cách hiệu quả.

Các câu hỏi liên quan

Tại sao cần tính toán chi phí marketing khi định giá bán sỉ lẻ quần áo?

Chi phí marketing chiếm từ 10-15% tổng chi phí hoạt động của một shop thời trang. Việc không tính đến chi phí này có thể khiến giá bán không đủ bù đắp các hoạt động quảng bá, dẫn đến giảm lợi nhuận.

Làm thế nào để điều chỉnh giá bán khi chi phí vận chuyển tăng đột ngột?

Bạn có thể điều chỉnh giá bán bằng cách tăng nhẹ 2-5% giá sản phẩm hoặc tìm cách tối ưu hóa các khâu vận chuyển để giảm chi phí. Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển có chi phí thấp hơn.

Sự biến động của thị trường ảnh hưởng như thế nào đến việc định giá quần áo?

Thị trường thời trang biến động theo xu hướng, mùa vụ, và tình hình kinh tế. Việc cập nhật thường xuyên giúp bạn điều chỉnh giá phù hợp, tránh tình trạng tồn kho khi xu hướng thay đổi.

Chiến lược giá nào hiệu quả nhất khi bán hàng vào mùa cao điểm?

Trong mùa cao điểm (Tết, hè, lễ hội), nên áp dụng giá cao hơn 10-20% vì nhu cầu tăng, nhưng vẫn cần chú trọng đến giá trị mà sản phẩm mang lại để không mất khách hàng.

Nên làm gì khi đối thủ cạnh tranh giảm giá quá sâu?

Thay vì giảm giá theo đối thủ, bạn nên tập trung vào việc tăng giá trị sản phẩm bằng cách cải thiện dịch vụ, chất lượng sản phẩm hoặc tặng kèm quà khuyến mãi. Điều này giúp duy trì biên lợi nhuận ổn định.

-----

Tại cửa hàng vải Hoàng Kim sẵn sàng nhiều loại vải đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường và khách hàng

Liên hệ Cửa hàng vải Hoàng Kim để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất về nguồn cung cấp vải giá sỉ!

VẢI HOÀNG KIM 

      58 Phan Sào Nam, p.11, q.Tân Bình, Tp.HCM

       0933 000 260 (Gọi trực tiếp hoặc Zalo)

       www.vaihoangkim.com

Viết bình luận của bạn
Mục lục
Mục lụcNội dung bài viếtx