Nguyên tắc vàng khi chọn vải may áo thun đồng phục
Hiện nay trên thị trường cung cấp vải ở Việt Nam có rất nhiều chất liệu vải thun và mỗi chất liệu đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Để có thể lựa chọn được loại vải phù hợp cho doanh nghiệp, bạn cần xác định rõ mục đích chiếc áo bạn dùng là gì? Điểm nào cần ưu tiên? Yếu tố nào là quan trọng: độ bền, mặc mát, độ thấm hút mồ hôi tốt, độ co giãn, giá thành hay sự thoải mái của áo thun đồng phục đó. Trong bài viết này Cửa hàng vải Hoàng Kim tập trung vào những loại vải may áo thun đồng phục thông dụng nhất và được khách hàng lựa chọn sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam trong xu hướng thời trang những năm gần đây.
Vải thun được phân ra theo 3 nguyên tắc sau
- Độ co giãn 4 chiều hay 2 chiều
- Cách thức dệt vải
- Tỉ lệ phần trăm cotton và PE
1. Độ co giãn 4 chiều hay 2 chiều:
Đây là một trong những điểm quan trọng để bạn đưa ra quyết định lựa chọn loại vải nào phù hợp với tính chất công việc, ngành nghề của người sử dụng.
– Vải thun 4 chiều:
Là loại vải có tính chất co giãn 4 chiều, khi bạn dùng lực kéo vải thun theo chiều dọc hoặc chiều ngang thì vải đều co giãn được cả. Loại vải này có độ co giãn đàn hồi tốt nhất trong các loại vải do đó sẽ tạo cảm giác năng động, thoải mái hơn cho người mặc trong quá trình lao động, tập thể dục và vui chơi. Vì những ưu điểm đó nên khi may đồng phục áo thun, giá thành của vải thun 4 chiều sẽ cao hơn giá thành may áo thun đồng phục 2 chiều 15.000-20.000đ / 1 áo.
– Vải thun 2 chiều:
Là loại vải chỉ co giãn được 2 chiều: hoặc là chiều ngang hoặc là chiều dọc, thường là chiều ngang nhiều hơn chiều dọc. Độ co giãn và đàn hồi của loại vải thun 2 chiều này thấp hơn nhiều so với loại vải thun 4 thế nên không mang lại cảm giác thoải mái cho người mặc bằng loại vải thun 4 chiều. Giá thành để may áo thun đồng phục cho loại vải này rẻ hơn so với vải 4 chiều từ 15.000-20.000đ/ 1 áo.
2. Cách thức dệt vải:
Đây là một trong những tiêu chí rất quan trọng để phân biệt loại vải thun và cũng là tiêu chí quyết định đến bề mặt bên ngoài của loại vải. Tùy theo kiểu dệt mà những sợi vải sẽ tạo nên những bề mặt vải khác nhau. Trong đó kiểu dệt vải thun cơ bản nhất là kiểu dệt Single (vải thun trơn), dệt kiểu vải cá sấu và dệt kiểu vải cá mập. Ngoài ra còn có những kiểu dệt khác như : dệt kiểu thun da cá, dệt kiểu thun mè. Ta có thể phân biệt được 3 kiểu dệt đó dựa vào mắt thường, 3 loại vải thun tương ứng với 3 kiểu dệt trên là: vải thun may áo polo (vải cá sấu, vải cá mập), vải thun trơn và vải thun lạnh.
– Vải thun trơn:
Là loại vải được dệt bằng kiểu dệt Single, tạo ra 2 mặt: mặt trái và mặt phải. Loại vải này khá phổ biến trên thị trường và giá rẻ hơn so với các loại vải khác, vải này có thể thiết kế được nhiều kiểu áo thun đồng phục khác nhau như áo thun cổ tròn, áo thun cổ trụ, áo thun raglan, áo thun cổ tim. Tính chất loại vải này nhẹ, bề mặt láng mịn tạo cảm giác thoải mái cho làn da do là kiểu vải được dệt theo phương pháp mà các sợi vải sát nhau theo 1 chiều (kiểu dệt Single).
Vải Thun Trơn
– Vải thun may áo polo:
Loại vải này có 2 loại đó là vải thun cá sấu và vải thun cá mập, cả 2 loại vải thuộc nhóm này đều chỉ thích hợp dùng để may áo thun cổ trụ còn được gọi là áo thun polo, áo thun cổ bẻ. Loại này ít khi được dùng để may áo thun cổ tròn, cổ tim hoặc áo thun raglan.
+ Vải thun cá sấu: Kiểu dệt loại vải này khác biệt so với vải thun trơn là mắt lưới dệt to hơn vải thun trơn( lỗ lưới đan dệt trên sớ vải to hơn) đan xen vào nhau như những mắt xích và hơi nhám chứ không được mịn như vải thun trơn. Được sáng chế bởi 2 cầu thủ quần vợt René Lacoste và André Gillier tại Pháp năm 1933 , là loại vải được dùng để may các loại áo thun của hãng thời trang danh tiếng Lacoste có logo biểu tượng là hình con cá sấu nên từ đó người ta gọi tên thông dụng gợi nhớ là vải thun cá sấu. Cho đến nay đây là loại vải phổ biến nhất dùng để may áo thun đồng phục công ty tại Việt Nam.
Vải Thun Cá Sấu
+ Vải thun cá mập: là loại vải có kiểu dệt kim giống như vải thun cá sấu nhưng có mắt lưới vải to hơn nên bề mặt vải không mịn bằng vải cá sấu, chất vải nhám, thô và cứng hơn, độ co giãn cũng kém hơn. Do đó vải thun cá mập có giá thành thấp hơn vải thun cá sấu một chút xíu.
Vải Thun Cá Mập
– Vải thun lạnh:
Đây là loại vải có thành phần 100% là sợi PE. Vải có tính chất: bề mặt vải trơn, mịn, mặc mát, co dãn 2 chiều hoặc 4 chiều, không có lông vải (nên không xù lông), không nhăn. Trong đó vải mè cũng là 1 loại thuộc dòng thun lạnh, trên bề mặt vải được đục lỗ như hình hạt mè. Do tính chất vải mặc mát và giá thành cũng không cao nên thường được nhiều khách hàng chọn lựa.
3 loại vải được sử dụng nhiều nhất để may áo thun đồng phục là: Vải thun cá sấu 65/35 4 chiều, tiếp đến là vải thun cotton 100% 4 chiều, sau cùng là vải thun mè.
vải thun hạt mè
vải thun hạt mè
vải thun mè mắt lớn
vải thun mè caro
vải thun mè mắt nhí
vải thun sẹc xây
vải thun poly 2 da
Vải thun lạnh – Vải chuyên may quần áo bóng đá, áo thun thể thao
Các loại áo thun thể thao may bằng vải thun lạnh
3. Tỉ lệ % sợi cotton và sợi PE
Xét đến độ bền và mức độ thoáng mát của chất vải thì đây là tiêu chí quan trọng. Vải thun được cấu thành từ 2 thành phần chính đó là sợi cotton (sợi bông được trồng từ thiên nhiên) và sợi PE (sợi vải tổng hợp polyester). Để mang lại cảm giác thoáng mát và thấm hút mồ hôi khi mặc thì vải cần có nhiều thành phần cotton. Vải có thành phần PE cao thì sẽ không thấm hút mồ hôi tốt do đó khi mặc sẽ không được mát như vải có tỉ lệ phần trăm cotton cao. Thành phần cotton trong vải càng nhiều thì chất vải càng mềm, dễ bị nhăn, bề mặt vải không bóng láng. Đối với vải có thành phần PE nhiều thì ngược lại. Không nên lựa chọn vải có thành phần PE cao để may áo thun đồng phục cho nhân viên công ty thường hay hoạt động ngoài trời, nhân viên làm những công việc vận động mạnh, dễ ra mồ hôi. Trong thị trường vải Việt Nam hiện nay người ta chia ra làm 4 loại chính dựa vào tỉ lệ phần trăm cotton và PE:
Thành phần vải có 100% chất liệu cotton làm từ sợi bông được trồng từ thiên nhiên.
+ Ưu điểm: Là loại vải mềm mịn, thấm mồ hôi, hút ẩm, giảm nhiệt rất tốt nên mang lại sự thoải mái, thoáng mát, tự tin, năng động cho người mặc. Rất thích hợp để may đồng phục cho nhân viên thường phải hoạt động ngoài trời, hoạt động mạnh hay đổ mồ hôi. Vải này rất thân thiện với môi trường.
+ Nhược điểm: Giá thành loại vải này cao nhất trong các loại vải (vải có phần trăm cotton càng cao thì giá thành càng cao), là loại vải dễ bị nhăn, form vải không được cứng cáp, thường co rút nhiều trong lần giặt đầu, chất vải khô, độ bền không cao bằng các loại vải có pha sợi PE như vải cotton 65/35 hoặc cotton 35/65.
– Vải thun 65/35 (Vải CVC):
Thành phần vải có 65% là sợi cotton và 35% là sợi PE.
+ Ưu điểm: Có độ hút ẩm khá tốt do có thành phần sợ cotton khá cao, form vải cứng cáp hơn, có độ bền cao, ít bị nhăn hơn và giá thành thấp hơn so với vải thun 100% cotton. Đây là loại vải được khách hàng lựa chọn nhiều nhất khi đặt may áo thun đồng phục tại xưởng may Phước Thịnh.
+ Nhược điểm: Độ thoáng mát không bằng vải thun 100% cotton nhưng không đáng kể.
Thành phần vải có 35% là sợi cotton, 65% là sợi PE.
+ Ưu điểm: Vải có độ bền cao, không nhăn và giá thành thấp hơn vải CVC(vải thun 65/35).
+ Nhược điểm: Vì tỉ lệ cotton thấp và PE cao nên khả năng thấm hút mồ hôi và hút ẩm không bằng 2 kiểu vải ở trên, nếu người mặc phải lao động ngoài trời, vận động nhiều, thì vải này khá nóng.
– Vải thun PE:
Thành phần vải 100% là sợi PE.
+ Ưu điểm: Vải có form cứng cáp, độ bền cao, không nhăn, giá rẻ nhất trong 4 loại vải trên. Vì là loại vải có giá thành rẻ nhất và có độ bền cao nên được khá nhiều khách hàng chọn lựa để may đồng phục.
+ Nhược điểm: Không thấm hút mồ hôi, không hút ẩm nên mang lại cảm giác nóng ẩm, không thoải mái cho người mặc.